Chủ Nhật, 25 tháng 8, 2013

Khi nhà rông “xập mới thêm xòe” giữa phố

Theo đó, Bộ này cho rằng đến nay nhiều địa phương vẫn chưa lập quy chế quản lý quy hoạch kiến trúc đô thị, dẫn đến không ít địa phương tỏ ra lúng túng, nhiều công trình xây dựng chưa tuân thủ quy định, chưa phù hợp với điều kiện tự nhiên, tập quán vùng miền, thiếu bản sắc kiến trúc của địa phương. Bên cạnh “phê bình” khá gay gắt đó, Bộ Xây dựng cũng đã yêu cầu các địa phương khẩn trương khắc phục những tồn tại, chỉ đạo các đơn vị chức năng kiểm soát chất lượng thiết kế công trình, “đảm bảo mỗi đô thị có một ngôn ngữ kiến trúc riêng, phù hợp với điều kiện và tập quán văn hóa từng vùng miền”.

Rất nhiều người đã bất ngờ với lời nhắc nhở này của quý Bộ chuyên quản ngành xây dựng nước ta. Người ta thắc mắc rằng, với những gì đã và đang hiện diện không hiểu khái niệm “bản sắc kiến trúc địa phương” nên được nhìn nhận như thế nào? Với các đô thị lớn của Việt Nam hiện tại, phải chăng bản sắc kiến trúc địa phương này là ngập tràn các mô hình nhà thường được người dân gọi là “nhà ống” (đất mặt tiền chật, người ta phải xây nhà như hình một cái ống)? Mà mô hình nhà ống này, chỉ là một sự tùy nghi trong điều kiện bắt buộc mà thôi, nó không đủ đẹp, đủ không gian mỹ thuật, kỹ thuật để có thể tạo nên cái gọi là… “bản sắc”?!

Rất nhiều người khác lại nghĩ, hay Bộ Xây dựng đang định nói tới yếu tố vùng miền. Ví như đặc trưng  gia vach ngan thach cao  của đô thị Hà Nội được lưu giữ ở 36 phố phường, của khu vực miền núi phía Bắc là nhà sàn, của vùng Tây Nguyên bao la là nhà rông?! Nếu vậy, đặc trưng phố phường Hà Nội hiện đại sẽ phải là đồng loạt nhà hình ống chen chúc, thấp tầng và lô nhô mái ngói?! Điều này là không thể! Hoặc cứ hình dung, đi lên miền núi Tây Bắc lại bắt gặp quanh các phố thị là… nhà sàn bủa vây hay lại thấy ở Tây Nguyên hàng loạt nhà rông “xập xòe” giữa phố? Làm như vậy đúng là “có tính kế thừa kiến trúc và phù hợp với điều kiện, đặc điểm tự nhiên, đồng thời phải tôn trọng tập quán, văn hóa địa phương, gìn giữ bản sắc vùng miền trong kiến trúc…” thật, nhưng có thể chấp nhận được trong thực tế hay không?

Rất nhiều người còn bất ngờ nữa khi Bộ Xây dựng lưu ý các địa phương không xây dựng các công trình theo hướng “nhại” kiểu kiến trúc cổ điển Pháp – châu Âu. Chưa bàn đến chuyện “lưu ý” này có phù hợp với quy định của luật hay không mà chỉ bàn đến một khía cạnh nhỏ là những tinh hoa văn hóa kiến trúc xây dựng của thế giới (mà ít nhất ở Việt Nam chúng ta còn sót lại ở không nhiều công trình quá đẹp như Nhà hát Lớn Hà Nội, Viện Bảo tàng lịch sử…) sẽ chỉ còn là sản phẩm của lịch sử. Dù nó đẹp, dù nó bền, dù nó được cả thế giới thừa nhận và học theo, chúng ta cũng… cấm?!

 Thường Sơn